Trắc nghiệm MBTI

Nhóm tính cách ENTJ

Chia sẻ cho bạn bè

NHÓM TÍNH CÁCH CỦA BẠN LÀ ENTJ

Có khoảng 3% dân số mang tính cách này, ENTJ có cá tính rất lôi cuốn, lý trí và nhạy bén. Họ rất giỏi lãnh đạo và truyền cảm hứng cho người khác. ENTJ là loại tính cách có khả năng lãnh đạo tốt nhất trong các loại tính cách. Theo ENTJ thì "Không có gì là không thể nếu bạn quyết tâm". Đương nhiên, các ENTJ hiếm khi gặp khó khăn khi thuyết phục người khác rằng mục tiêu lựa chọn bởi ENTJ cũng nên trở thành một trong những mục tiêu cá nhân của họ.

- Các ENTJ là những người lãnh đạo bẩm sinh. Thế giới của họ luôn tràn ngập những tiềm năng, nó bày ra trước mắt họ đủ loại thử thách để chinh phục, họ rất muốn trở thành người chinh phục các thử thách đó. Họ có xu hướng làm nhà lãnh đạo, vì họ nắm bắt rất nhanh các vấn đề phức tạp, có khả năng tiếp thu một lượng lớn những thông tin khách quan, và cuối cùng là sự nhạy bén và tính quyết đoán khi đưa ra quyết định. ENTJ là những người luôn "chịu trách nhiệm".

- Các ENTJ có rất nhiều tài năng vì vậy quyền lực cá nhân của họ rất lớn. ENTJ là những nhà tư duy sáng tạo, quyết đoán và có tầm nhìn xa với một khả năng tuyệt vời trong việc biến những lý thuyết và tiềm năng trở thành những kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng. Họ có cá tính nổi trội mạnh mẽ, và có đủ mọi công cụ để đạt được bất cứ mục tiêu nào mà họ đặt ra.

- Các ENTJ có sức mạnh cá nhân lớn và phong thái để giúp họ đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên điều này cũng có thể là tác nhân của sự tự cô lập và tự đề cao bản thân, các ENTJ sẽ phải cố tránh điều này.

- Trong thế giới của ENTJ không có chỗ cho sai lầm. Họ không thích nhìn thấy những sai sót, đặc biệt là những sai sót bị lập lại, và họ không thể chịu đựng nổi sự kém cỏi, thiếu khả năng. ENTJ có thể trở nên rất cáu gắt khi lòng kiên nhẫn của họ bị thử thách trong những trường hợp trên, vì họ vốn dĩ khó cảm thông với cảm xúc của người khác, và hơn thế nữa họ tin rằng họ chẳng việc gì phải thay đổi các phán xét của mình để thích ứng với cảm xúc của người khác. Các ENTJ, cũng giống như các kiểu tính cách khác, gặp khó khăn khi nhìn nhận sự việc dưới những quan điểm khác với của mình. Tuy nhiên, các ENTJ không giống như những kiểu tính cách khác là họ không có đủ kiên nhẫn cho những người không cùng quan điểm với họ.

- Các ENTJ cần phải học cách lắng nghe và thừa nhận ý kiến của mọi người, cũng như giá trị của việc thấu hiểu cảm giác của họ. Một khi vẫn chưa nhận thức được các vấn đề này, các ENTJ có thể trở nên độc đoán, đáng sợ và hống hách. Đây là một vấn đề lớn đối với các ENTJ mỗi khi họ cảm thấy thiếu thốn những thông tin quan trọng và sự hợp tác từ người khác. Trong cuộc sống riêng tư của ENTJ, điều này có thể khiến cho họ trở nên độc đoán trong vai trò vợ/chồng hoặc cha/mẹ.

- Các ENTJ rất coi trọng sự nghiệp, việc họ thích hợp với thế giới công sở là điều tất yếu. Họ luôn quan sát môi trường xung quanh để tìm ra các vấn đề tiềm năng mà họ có thể biến nó trở thành những giải pháp. ENTJ có tầm nhìn xa trông rộng, và thường rất thành công trong việc đưa ra các giải pháp để thay đổi tình thế – đặc biệt là những vấn đề mang tính tập thể. Họ thường rất thành công trong môi trường kinh doanh, vì luôn nỗ lực hết mình trong vai trò lãnh đạo. Các ENTJ nỗ lực không ngừng trong công việc, và luôn cảm thấy hứng thú trong việc vạch ra hướng đi cho tổ chức của mình. Với các đặc điểm nổi trội đó, các ENTJ đã trở thành những nhà lãnh đạo bẩm sinh trong tập thể.

- Các ENTJ rất thích tương tác với con người. Họ là những người hướng ngoại, rất năng động và chủ yếu bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Không có gì làm cho họ thích thú và thỏa mãn bằng một cuộc tranh luận sôi nổi và đầy thử thách. Các ENTJ đặc biệt tôn trọng những người dám đấu tranh và bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, rất ít người dám làm như vậy vì các ENTJ là những người có sức thuyết phục và phong thái mạnh mẽ, họ cực kỳ tự tin vào bản thân mình cũng như tin mình có một khả năng giao tiếp xuất sắc. Thậm chí những người cực kỳ tự tin vào khả năng của mình đôi khi cũng phải nghi ngờ quan điểm của họ khi tranh luận với các ENTJ.

- Các ENTJ rất mạnh mẽ và quyết đoán. Họ ra quyết định rất nhanh, và cũng rất giỏi trong việc diễn đạt ý kiến và quyết định của mình với mọi người. Khi các ENTJ chưa phát triển đủ khả năng trực giác, họ thường có những quyết định vội vàng mà chưa tìm hiểu mọi mặt của vấn đề và các hướng giải quyết khả thi khác. Mặt khác, một ENTJ chưa phát triển đầy đủ về mặt tư duy thì sẽ gặp khó khăn trong việc dùng lập luận logic để suy luận, thấu hiểu vấn đề, và họ thường đưa ra những quyết định thiếu chính xác. Trong những trường hợp đó, ENTJ có thể có những ý tưởng sáng tạo và sự sáng suốt về tình huống hiện tại, nhưng lại không đủ khả năng quyết định nên hành động như thế nào, hoặc hành động của họ có thể rất mâu thuẫn. Các ENTJ khi chưa phát triển hoàn thiện thường trở nên độc tài, thô lỗ - tự ý đưa ra quyết định hay mệnh lệnh mà không cần có lý do chính đáng, và không quan tâm đến ý kiến của những người có liên quan.

- Mặc dù các ENTJ khó đồng cảm với mọi người nhưng đôi khi họ bị cảm xúc chi phối mạnh mẽ. Sự đa cảm này nó có tác động khá lớn tới các ENTJ, cho dù họ luôn tìm cách che giấu vì các ENTJ biết rằng đó chính là điểm yếu của họ. Do họ không giỏi làm việc dựa trên yếu tố cảm xúc, nên đôi khi họ đưa ra những phán xét chủ quan và tin vào những cảm xúc không căn cứ, không phù hợp, những điều đó sẽ khiến các ENTJ gặp rắc rối - đôi khi là những vấn đề nghiêm trọng.

- Các ENTJ muốn ngôi nhà mình ở phải khang trang, được trang bị đầy đủ tiện nghi và phải hoạt động tốt. ENTJ rất coi trọng việc giáo dục con cái và định hướng tương lai rõ ràng cho con, họ mong muốn có một mối quan hệ thân thiết và khắng khít với người bạn đời của mình. Trong gia đình, ENTJ cũng muốn nắm quyền lãnh đạo giống như khi họ ở công ty. Các ENTJ cặp đôi tốt nhất với những người có nhận thức về bản thân rõ ràng, và là kiểu người thiên về lý trí. Các ENTJ luôn đặt công việc lên trên hết nên việc họ thường xuyên vắng nhà là một điều không thể tránh khỏi.

Những người nổi tiếng mang tính cách ENTJ:

- Napoleon Bonaparte – Hoàng đế Pháp.

- Julius Caesar – Đại tướng và cha nuôi của Augustus.

- Margaret Thatcher – Thủ tướng anh - "Người đàn bà thép".

- Garry Kimovich Kasparov – Đại kiện tướng cờ vua người Nga.

- Alexander Hamilton – Nhà khai quốc, chính trị gia, luật sư, chuyên gia tài chính người Mỹ.

- Bill Gates – Chủ tịch, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft .

- Carl Sagan - Nhà vật lý thiên văn người Mỹ.


Bạn thích nội dung này chứ?

Cùng chia sẻ cảm nhận của bạn

Phân loại theo nhóm tính cách

Nhà phân tích (INTJs, INTPs, ENTJs và ENTPs):
Lý trí và trực quan - họ rất độc lập, tư tưởng thông thoáng và giàu trí tưởng tượng, họ tỏa sáng trong các cuộc tranh luận trí tuệ và các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Nhà ngoại giao (INFJs, INFPs, ENFJs và ENFPs):
Tử tế và trực quan - họ rất cộng tác, đồng cảm và giàu trí tưởng tượng, họ tập trung vào sự đồng cảm, đạo đức và hợp tác.
Nhà giám sát (ISTJs, ISFJs, ESTJs và ESFJs):
Rất tinh ý và có kế hoạch - họ rất thực tế, tỉ mỉ và truyền thống, họ đón nhận và tạo ra các nguyên tắc, sự an toàn và ổn định ở bất cứ nơi nào họ đến.
Nhà thám hiểm (ISTPs, ISFPs, ESTPs và ESFPs):
Có óc quan sát và giỏi tìm kiếm - họ rất tự phát, thiết thực và sáng tạo, họ có thể nhanh chóng đưa ra kết luận và biết tận dụng tối đa mọi thứ ở môi trường xung quanh họ.
Hướng nội - Introversion (I)
- Thận trọng khi đưa ra quyết định, thường thăm dò, suy nghĩ rồi mới quyết định.
- Khi gặp chuyện buồn hay bị tổn thương thì thường tìm khoảng lặng ở một mình.
- Thích trò chuyện riêng nhưng chỉ với 2 người.
- Tự suy nghĩ và đưa ra quyết định ít khi hỏi ý kiến của người khác.
- Suy nghĩ nhiều nhưng ít nói, khi có ai hỏi thì mới nói quan điểm của mình.
- Không sợ bị cô lập, thậm chí tự cô lập, thích sống nội tâm.
Hướng ngoại - Extraversion (E)
- Thích sống tập thể, tương tác với con người và sự việc xung quanh.
- Thường nhanh chóng đưa ra quyết định mà chưa suy nghĩ kỹ.
- Thường bị căng thẳng, thậm chí trầm cảm nếu bị cô lập.
- Rất dễ bắt chuyện, thường chủ động trò chuyện với người khác.
- Thích diễn đạt bằng lời nói.
- Thích nói ra mọi điều.
- Thường sử dụng cơ thể để diễn đạt ý nghĩ
Cảm giác - Sensing (S)
- Đánh giá mọi thứ bằng giác quan, tư duy logic.
- Muốn mọi thứ phải thật rõ ràng và chắc chắn.
- Thích cách giải quyết đơn giản, mang tính thực tế cao.
- Rất thích tìm hiểu, thu thập thông tin và ghi nhớ chúng rất lâu.
- Giỏi áp dụng kinh nghiệm.
Trực giác - iNtuition (N)
- Trí tưởng tượng tốt, khả năng sáng tạo cao.
- Thường lo xa, nghĩ đến những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
- Khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế rất tốt.
- Tập trung vào các vấn đề quan trọng, ý chính và các mối liên hệ giữa chúng.
Lý trí - Thinking (T)
- Thường nghĩ đến công việc, nhiệm vụ phải hoàn thành ở mọi lúc, mọi nơi.
- Thu thập dữ liệu, sự kiện và suy nghĩ logic để đưa ra quyết định.
- Nhanh chóng đưa ra những phân tích logic và khách quan.
- Không ngại va chạm, tranh luận với người khác.
Tình cảm - Feeling (F)
- Quan tâm đến cảm xúc của mình và của người khác khi đưa ra quyết định.
- Nhạy cảm với cử chỉ, lời nói hay các phản ứng của người khác.
- Khó xử khi có xung đột. Khi nổi giận thường có hành động tiêu cực.
- Tham khảo ý kiến nhiều người và tìm kiếm sự ủng hộ của số đông.
Nguyên tắc - Judging (J)
- Lên kế hoạch chi tiết, cẩn thận trước khi hành động.
- Hoàn thành nhiệm vụ và các giai đoạn quan trọng trước khi tiếp tục.
- Có kế hoạch làm việc tránh được áp lực thời hạn.
- Hoàn thành công việc trước khi giải trí.
- Tự đề ra mục tiêu, thời gian thực hiện và các chuẩn mực cuộc sống.
Linh hoạt - Perceiving (P)
- Hành động mà không cần lập kế hoạch dài hạn, tùy theo tình thế mà có kế hoạch ngắn hạn.
- Chịu áp lực tốt, làm việc đạt hiệu quả nhất khi thời hạn sắp hết.
- Thích đa dạng, làm nhiều việc cùng lúc, thích vừa làm việc vừa giải trí.
- Tìm cách không thực hiện cam kết, nếu nó ảnh hưởng đến sự tự do, linh động của mình.

Chia sẻ nội dung này với bạn bè

×
×

Đăng nhập


Đăng ký